Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Tìm hiểu về xi lanh khí nén? Toàn bộ thông tin và ý nghĩa về xi lanh

Thuật ngữ xi lanh chắc hẳn không còn quá xa lạ với một số kỹ thuật viên ngày nay. Các thông số liên quan đến động cơ phổ biến như ô tô, xe máy cũng rất dễ dàng tìm hiểu qua mạng nhưng ít nhiều vẫn còn khá nhiều người sử dụng động cơ chưa thể nắm hết. Qua bài viết dưới đây bạn sẽ cái nhìn cụ thể hơn về bộ phận xi lanh, cùng theo dõi nhé!


Hình ảnh xi lanh trong lúc vận hành 

1. Xi Lanh Là Gì?

Để kết thành một động cơ hoàn chỉnh cần rất nhiều chi tiết khác nhau và xi lanh là một bộ phận quan trọng để hoàn thiện động cơ. Đây là nơi diễn ra quá trình đốt cháy giữa hỗn hợp khí và nhiên liệu piston, thúc đẩy trục khuỷu quay truyền lực đến hệ thống động cơ hoạt động.


Xi lanh thường có số chẵn

2. Cấu tạo và công suất của Xi lanh

Cấu tạo xi lanh gồm hai phần chính:

Bình chứa: Bộ phận này có nhiệm vụ loại bỏ sự thay đổi lượng dầu của phanh khi nhiệt độ thay đổi.

Cảm biến mức dầu: Thông qua đèn cảnh báo từ hệ thống phanh, bộ phận này sẽ thông báo dầu hiện trong bình xăng đang thấp hơn mức tối thiểu cần có.


Cấu tạo cơ bản của bộ phận xi lanh 

3. Phân Loại Xi Lanh

3.1 Xi lanh điện

Xi lanh điện có cơ cấu dẫn động cơ tuyến tính, sử dụng để chuyển đổi năng lượng từ điện thành mô-men xoắn. Động cơ bên trong quay trục vít me, đai ốc sẽ di chuyển sang trái và dọc theo phần trục. Thiết bị cần hoạt động bắt buộc phải có dây và nguồn điện.


Hình ảnh xi lanh điện 12v

Ngoài ra, loại xi lanh này còn được xem là loại sử dụng rộng rãi vì hầu hết động cơ hiện nay sử dụng động cơ điện. Phần lớn cũng dễ điều khiển mà không phải phụ trợ từ máy móc khác như bơm thuỷ lực hay khí nén.


Hình ảnh xi lanh điện 24v

3.2 Xi lanh động cơ đốt trong

Tuỳ thuộc vào cấu trúc của hệ thống, hiệu xuất ô tô mà số lượng và cách sắp xếp các xi lanh trong động cơ cũng sẽ có đôi chút thay đổi để phù hợp. Một số khối lượng động cơ bốn hoặc sáu xi lanh được đại đa số chủ xe lựa chọn. Trên thực tế thông số kỹ thuật được thể hiện như sau:

  • Động cơ I4: Gồm bốn xi lanh xếp thẳng hàng tạo thành chữ I.
  • Động cơ V6: Mỗi dãy xếp đối diện thành hình chữ V theo hai dãy với ba xi lanh.
  • Động cơ V8: Xếp đối đỉnh tương tự dầu chữ V và gồm hai dãy, bốn xi lanh.
  • Động cơ W12: Được xếp thành bốn hàng, ba xi lanh theo hình chữ W của mỗi hàng.
  • Động cơ W16: Ở mỗi hàng gồm bốn hàng với bốn xi lanh thành hình chữ W.


Xi lanh với động cơ đốt trong

3.3 Xi lanh thủy lực

Xi lanh thuỷ lực là thiết bị được dùng để chuyển đổi năng lượng dầu và chất lỏng. Từ đó, năng lượng tạo ra lực ở đầu thanh truyền nhằm thực hiện mục đích kéo, ép, nghiền hoặc đẩy. Nhờ công dụng này mà một số thiết bị tạo ra sản phẩm với tốc độ nhanh, chính xác hơn trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, xi lanh thuỷ lực còn góp phần giúp các động cơ thuận tiện trong quá trình vận chuyển nâng hạ hàng hóa.


Động cơ xi lanh thủy lực thông dụng 

3.4 Xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp tự động hoá. Đây là dạng cơ cấu vận hành chuyển đổi áp lực khí nén sang chuyển động tịnh tiến. Các chuyển động từ đó mà được cung cấp động năng. Ứng dụng đa số trong các ngành như lắp ráp, chế tạo robot, trong xây dựng,..

Xem thêm:



Hình ảnh xi lanh khí nén

4. Dung tích Xi Lanh là gì?

Thể tích công tác hay còn gọi là dung tích xi lanh, mà các piston di chuyển bên trong xi lanh của động cơ. Nói dễ hiểu hơn khi thể tích bị giới hạn bởi thành xi lanh giữa các vị trí điểm chết trên hoặc điểm chết dưới của piston.


Tùy thuộc vào dòng xe sẽ có dung tích xi lanh khác nhau

5. Vì sao trên động cơ ô tô cần có nhiều xi lanh?

5.1 Xi lanh làm tăng khả năng cân bằng

Thay vì sử dụng một xi lanh như bình thường, sử dụng nhiều xi lanh sẽ hỗ trợ khối lượng piston giảm đáng kể. Khi quán tính nhỏ hơn sẽ giúp động cơ cân bằng tốt nhất. Tốc độ của động cơ cũng từ đây mà hoạt động nhanh hơn do trọng lượng piston nhẹ hơn.

5.2 Tốc độ quay trục khuỷu được đều hơn khi có nhiều xi lanh

Sau hai vòng quay của trục khuỷu thì chu trình cháy sẽ diễn ra, nhiều xi lanh cần vận hành cùng lúc để động cơ có thể tối ưu, phân bổ lực hiệu quả. Kỳ nổ sinh công cho kỳ nạp, kỳ nén và kỳ xả gây tấn công. Điển hình ví dụ cụ thể như sau: Động cơ bốn kỳ có một xi lanh cần góc quay trục khuỷu 720 độ để hoàn thành chu kỳ. 

Như vậy động cơ một xi lanh sẽ sinh ra công ở trạng thái xung tuần hoàn. Tuy nhiên, nếu động cơ phân bổ lực kéo không đồng đều khả năng cao động cơ kém nhạy hơn là điều hiển nhiên xảy ra.

5.3 Giảm lực cản đường ống nạp/xả

Lực cản trên đường ống rất quan trọng, động cơ có nhiều xi lanh sẽ giúp quá trình nạp/xả diễn ra thuận lợi và vận hành với công suất cao. Công suất cũng được nhà sản xuất thiết kế số lượng xi lanh cho phù hợp để mang lại kết quả như trên. 

6 Tổng kết

Hiện nay, các động cơ đều được trang bị động cơ mạnh mẽ gồm nhiều xi lanh để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Ở bài viết trên, Callparts.vn đã tóm tắt sơ lược để các bạn hiểu rõ hơn thông tin cơ bản cần biết về xi lanh tác động với động cơ như thế nào. Hi vọng chúng tôi đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích và lựa chọn được loại xi lanh phù hợp nhất với động cơ mà bạn mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: