Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Tất tần tật về Bugi đánh lửa và nguyên nhân bugi đánh lửa yếu

Dù chỉ là một chi tiết nhỏ trong khối động cơ đồ sộ nhưng bugi đánh lửa luôn được coi là “công tắc” khởi nguồn cho sự sống và vận hành của khối động cơ. Vậy bugi là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Nguyên nhân gì khiến bugi bị hư và không hoạt động? Hãy cùng Callparts tìm hiểu trong bài tổng hợp dưới đây nhé!

1. Đôi nét về Bugi ô tô

Trong hệ thống đánh lửa -  Bugi là một chi tiết nhỏ nhưng lại giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Trong suốt quá trình sử dụng , trung bình 1 bugi có thể giải phóng tia lửa điện với tần suất 27,5 - 110 triệu lần. Các vấn đề hỏng hóc của động cơ khác có thể là nguyên nhân khiến bugi bị hư dẫn đến việc đánh lửa kém, công suất giảm, xe chạy yếu,...

Bugi đánh lửa ở xe ô tô

Bugi đánh lửa ở ô tô

  1.1 Cấu tạo chi tiết Bugi ô tô

Gọi bugi đánh lửa là nguồn kích hoạt sự sống của động cơ bởi lẽ nó thực hiện nhiệm vụ đánh bật tia lửa điện từ giữa 2 điện cực và sở hữu nhiều bộ phận chi tiết như sau: 

  • Điện cực trung tâm: hay còn gọi là điện cực dương, nơi này tập trung tạo nên tia lửa điện. Được cấu tạo bởi các nguyên vật liệu chuyên biệt dùng cho môi trường luôn có áp suất và nhiệt độ biến thiên không ngừng, còn có khả năng chống mài mòn. Lõi điện cực bên trong được tạo nên bởi đồng (Cu), phần đầu điện cực được cấu thành từ Nikel, Platinum, Iridium.
  • Vỏ cách điện: phần vỏ này được tạo nên nhờ gốm nhôm oxit. Loại vật liệu này có công dụng truyền nhiệt tốt, chịu được nhiệt độ cao, độ bền cơ học tốt và hơn hết là chống rò rỉ điện cao áp.
  • Vùng nhiệt bugi: đây là khoảng trống giữa 2 vùng điện cực, dung tích càng nhỏ và nông thì khả năng tản nhiệt của bugi càng cao. Ngược lại dung tích của khoảng trống lớn và sâu thì khả năng tán nhiệt cũng sẽ bị thấp đi.

Cấu tạo của bugi đánh lửa xe ô tô

Cấu tạo của bugi đánh lửa

  1.2 Cách thức hoạt động của Bugi ô tô (spark plug)

Để cấu thành nên lửa thì cần 3 nguyên vật liệu chính: không khí (O2), nhiệt, nhiên liệu. Trong động cơ thông thường khi một xi lanh thực hiện 1 chu kì nạp tức là đồng thời nó cũng hút lấy không khí, động cơ xăng cũng sẽ cung cấp nhiên liệu cho quá trình nạp (sử dụng chế hòa khí). Trong tình huống nếu là động cơ phun xăng trực tiếp thì có thể đến cuối kì nén mới có hiện tượng phun nhiên liệu. Cuối cùng nhiệt được cung cấp bởi 1 hoặc 2 bugi dẫn đến kết quả hỗn hợp nhiên liệu sẽ được đốt cháy - hiện tượng sinh công. Khi vận hành xe ở tốc độ khoảng 90km/h thì bugi đánh lửa sẽ đánh ở ngưỡng 1.000 lần/phút hoặc 16 lần/giây.

Xem thêm:

2. Tìm hiểu nguyên nhân Bugi đánh lửa yếu

Có vài tình huống khiến bugi đánh lửa bị yếu đi, làm giảm công suất đánh lửa như điện áp cao thế khi được chia tới bugi thì lại bị thấp, sau thời gian dài vận hành liên tục bugi bị bẩn, mòn điện cực, đánh lửa sai tâm, bugi bị ướt,...

Dưới đây là 2 nguyên do dễ thấy nhất mỗi khi nhận thấy bugi đánh lửa trở nên yếu đi:

  2.1 Bugi bị ướt

Bị ướt chính là khi đó bugi không sinh ra được tia lửa điện để thực hiện nhiệm vụ đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bị thừa nguyên liệu đốt, nhiên liệu khi không được đốt cháy sẽ dần tích tụ trên các điện cực của bugi. 

Bugi ô tô bị ướt khi thừa nguyên liệu đốt quá nhiều

Bugi bị ướt khi thừa nguyên liệu đốt quá nhiều

Vấn đề dư thừa nguyên liệu này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ánh bướm ga bị rò rỉ van kim hay bị kẹt, kim phun bị ngộp xăng,... 

Ở các mẫu động cơ đời mới hiện này sẽ không có bộ chế hòa khí nhưng nếu hệ thống đánh lửa gặp sự cố vẫn có thể gây ra tình trạng bugi bị ướt

  2.2 Bugi bị bẩn

Ở bộ bugi đánh lửa, các nhà thiết kế đã cho bộ phận này chức năng có thể tự mình làm sạch các bụi bẩn, mảng bám khi gặp nguồn nhiệt thích hợp. Khi động cơ vào quá trình vận hành lớp sứ bao quanh điện cực sẽ sinh ra nhiệt từ đó đốt cháy nhiên liệu, động cơ bẩn bám lại trên bugi.

Bugi ô tô bị bẩn sau quá trình sử dụng

Bugi bị bẩn sau quá trình sử dụng

Trong tình huống lớp bụi bẩn bám quá dày đặc trên điện cực, bugi quá bẩn thì lúc này bugi đánh lửa sẽ hoạt động yếu đi, mất lửa. 

Bugi bị bẩn thường có thể kể đến các nguyên do:

  • Rò rỉ ron nắp máy.
  • Bạc séc măng mòn, lắp sai hoặc bị hỏng.
  • Hỗn hợp nhiên liệu quá nhiều.
  • Ống dẫn hướng xupap và phốt ghít làm kín xupap bị hỏng. 

Xem thêm:

3. Lý do cần thay thế Bugi đánh lửa

Khi gặp phải sự cố dẫn đến hư hỏng hoặc sau quá trình sử dụng dài hạn, người dùng nên tiến hành bảo trì và thay đổi bugi đánh lửa mới. Điều là cần thiết bởi khi sở hữu một chiếc bugi mới sẽ mang đến nhiều nguồn lợi bất ngờ trong quá trình sử dụng sau này.

Một số lợi ích của việc thay mới bugi đánh lửa:

  • Cải thiện tình trạng khởi động xe, bugi đánh lửa nhanh và mạnh hơn.
  • Giúp nâng công suất và hiệu suất động cơ đạt mức cao nhất.
  • Giảm tối đa nguy cơ hư hao cho bộ xúc tác khí thải.

4. Tổng kết

Quan sát các vấn đề nhỏ của ô tô cũng là các kịp thời phát hiện các yếu tố hư hại và tăng độ bền, tuổi thọ cho ô tô trong suốt quá trình vận hành. Khi gặp các tình huống động cơ bị yếu, bugi đánh lửa không mạnh và năng suất thì người dùng nên tiến hành kiểm tra bảo dưỡng cũng như cần nhắc việc thay bugi mới cho ô tô. Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin cần biết về bugi đánh lửa và các nguyên dẫn khiến bugi bị hỏng. Hy vọng bài viết đã cập nhật cho bạn những kiến thức hữu ích.

Ngoài ra, Fanpage của Callparts còn cung cấp rất nhiều thông tin về luật ô tô, cách bảo dưỡng xe ô tô, kinh nghiệm khi lái xe ô tô, bên cạnh đó là rất nhiều khuyến mãi về phụ tùng ô tôphụ kiện xe ô tô. Mời bạn đọc theo dõi ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm: