Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Turbo là gì? Nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của turbo ô tô

Thông tin về turbo hiện nay được rất nhiều người nhắc đến trên internet với một vài tác dụng thông dụng. Turbo tăng áp không chỉ được sử dụng trong giới xe hơi mà còn sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực cơ khí. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn cũng như nắm bắt xu hướng sử dụng các loại turbo.


Hình ảnh Turbo tăng áp ô tô

1. Turbo là gì? Cấu tạo của turbo tăng áp ô tô

Turbocharger được biết đến với tên ngắn gọn là turbo, bộ phận này là một thiết bị cảm ứng cưỡng bức gắn vào ống xả của động cơ. Mục đích để đưa thêm không khí nén vào buồng đốt giúp động cơ tăng cường công suất hoạt động. Để dễ hiểu, nếu bạn muốn tăng áp suất từ 1,4 đến 1,5 lần so với bình thường thì bắt buộc phải gắn thêm động cơ turbo này.


Cấu tạo cơ bản trên Turbo tăng áp 


Bộ tăng áp động cơ thông thường có hình xoắn ốc rất dễ nhận biết. Cấu tạo bên trong bao gồm cánh Tuabin, cánh bơm, trục, đường dẫn dầu bôi trơn trục Turbo và ổ bi đỡ.

hai chi tiết này năm ở hai khoang riêng, nối liền với nhau thông qua trục. Lực đẩy từ dòng khí xả động cơ giúp cánh Turbo kết nối với cổ góp ở khoang kết nối. Phần còn lại là cánh bơm nằm ở khoang đối diện.


Một số tên gọi thông dụng bạn cần biết

2. Nguyên lý hoạt động của động cơ turbo ô tô

Turbo tăng áp được lắp trên đường ống xả. Khi khí xả từ động cơ thải ra ngoài sẽ hỗ trợ làm quay cánh tuabin của bộ tăng áp. Cánh tuabin và cánh bơm khoang đối diện được kết nối trên cùng một trục dẫn đến cả hai cùng quay. Ngoài ra, cánh bơm quay còn giúp hút không khí sạch từ bên ngoài nạp vào cho động cơ bên trong. Nếu muốn công suất tăng cao hơn bạn cần nạp một lượng khí vào động cơ nhiều hơn thông thường.


Hệ thống nguyên lý vận hành của Turbo tăng áp

Trong trường hợp vì muốn Tuabin tăng áp nằm phía trên ống xả nên nếu áp suất từ khí xả tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng “dội ngược” vào buồng đốt. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống động cơ. Muốn khắc phục tình trạng này bạn cần lắp thêm một van an toàn phía trước để hạn chế khí xả quá mức, giải nhiệt cũng như được kịp thời đưa ra bên ngoài.

3. Phân loại các động cơ turbo phổ biến

Sau khi đã tìm hiểu Turbo là gì? Nguyên lý hoạt động cơ bản thì chúng ta cùng tìm hiểu đến các loại Turbo thịnh hành để phân loại cụ thể hơn trong việc lựa chọn phù hợp cho động cơ:

3.1. Single Turbo

Single Turbo biết đến là một loại turbo tăng áp đơn có cấu tạo đơn giản thiêng về truyền thống. Do đặc tính dễ sử dụng, lắp đặt dễ dàng trên động cơ nên được sử dụng phổ biến. Đặc biệt kết hợp được với các loại động cơ Diesel, động cơ xăng. Bên cạnh đó, hiệu suất cũng tương đối tốt với những động cơ nhỏ như xe mô tô, ô tô 4 chỗ,..


Hình ảnh Single Turbo đơn 

3.2. Twin-scroll Turbo

Trái ngược với Single Turbo, Twin-scroll Turbo tăng áp theo cuộn kép. Trang bị chủ yếu cho động cơ đốt trong. Khác với một số loại thông dụng thì Turbo này được thiết kế đến 2 ống tuabin. Cách trang bị này có tác dụng nối trực tiếp với 2 ống xả riêng biệt. Động cơ từ 4 xi lanh trở lên mới có thể áp dụng. Nói về hiệu suất hoạt động động cơ chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với turbo đơn bởi cuộn kép cho tận dụng được tối đa lượng khí thải ra.


Hình ảnh Twin-scroll Turbo tăng áp

3.3. Twin-Turbo/Bi-Turbo

Twin-turbo tăng áp kép tương tự với Twin-scroll Turbo. Điểm khác biệt có thể đến từ 2 bộ Turbo truyền thống. Bạn có thể vận hành cùng lúc 2 Turbo cùng kích thước hoặc kích thước với nhau. Các động cơ như V6, V8 rất phù hợp để trang bị loại turbo này.

Xem thêm: 


Hình ảnh Twin-scroll Turbo tăng áp kép

4. Ưu và nhược điểm của động cơ turbo ô tô

Với sự kết hợp của các hệ thống phức tạp và độc lập ngày nay, trọng lượng của Turbo cũng thiết kế gọn nhẹ hơn đánh dấu cải tiến trong công nghệ động cơ. Tuy nhiên, bất kỳ một thiết bị nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, cùng tìm hiểu nhé!

Ưu điểm lớn nhất có thể kể đến khi lắp Turbo là hiệu suất hoạt động cho các động cơ mà không phải tăng số lượng, dung tích xi lanh làm giảm tiêu hao nhiên liệu tối đa. Theo ước tính công suất ban đầu từ 30% có thể tăng đột biến lên đến 40% sau khi được lắp đặt.


Luồng khí ra vào thực tế trên Turbo


Vì phải bổ sung thêm chi tiết nên bỏ thêm chi phí của thiết bị là điều dễ hiểu. Turbo lag sẽ mất 1 đến 2 giây mới có thể tăng ga như thông thường cũng ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm của người sử dụng. Turbo cuộn kép sinh ra để hạn chế xảy ra tình trạng không đáng có này nhưng vẫn chưa thể đem đến trải nghiệm tốt nhất.


Turbo tăng áp cũng cần được kiểm tra & bảo dưỡng định kỳ


5. Các lỗi thường gặp ở động cơ turbo tăng áp

5.1. Turbo bị chảy dầu

Thời gian sử dụng dài hệ thống dẫn dầu, các gioăng, phớt chắc chắn sẽ bị hao mòn dẫn đến thoái hoá và bắt đầu rò rỉ. Vậy nên, hệ thống Turbo cũng phải cần được kiểm tra để bôi trơn, làm mát. Hệ thống dẫn dầu vào động cơ Turbo là cần có để tránh Turbo gặp vấn đề về tiếng kêu, động cơ ồn hoặc hoạt động không được êm ái như trước.


Turbo tăng áp bị chảy dầu

5.2. Ống dẫn khí nén có vấn đề

Vật liệu chính sử dụng để làm hệ thống ống dẫn khí từ turbo vào buồng đốt động cơ thường được dùng làm bằng nhựa, cao su hoặc cao cấp hơn bằng hợp kim. Phần đầu ống có gioăng làm kín, đai siết chặt để tránh bị rò rỉ ra bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn không hoàn toàn khắc phục được hoàn toàn. Hiệu suất động cơ giảm đi đáng kể bắt nguồn từ yếu tố khách quan này. Đặc biệt có thể kể đến dấu hiệu hao dầu bất thường.


Chú ý đến ống dẫn khí nén để Turbo được vận hành tốt nhất

6. Những câu hỏi thường gặp

1. Động cơ turbo có bền không?

Nếu Turbo vận hành trong điều kiện thuận lợi thì tuổi thọ khá cao, nó có thể tăng tối đa lên đến 200.000 - 300.000 km. Nhưng vẫn phải cần bảo dưỡng để xác định chính xác cho từng loại động cơ.

2. Hiện tượng trễ turbo là gì?

Hiện tượng Turbo lag hay còn được gọi là động cơ tăng áp luôn phải độ trễ vốn có. Trong lúc Turbo quay, dòng khí xả phải lớn. Và muốn dòng khi xả càng mạnh thì vòng quay càng nhanh là do nguyên nhân này. Do vậy, muốn đạp ga tăng tốc thì vòng tua động cơ lên cap thì Turbo mới có thể giúp quay nhanh hơn.

3. Ứng dụng của Turbo là gì?

Như đã nói ở trên, Turbo tăng áp có hai loại là đơn và cuộn kép. Nhờ đó có thể đa dạng tính hợp cho nhiều động cơ khác nhau và các loại máy móc chuyên dụng. Điểm quan trọng bạn cần lưu ý đó là các phương tiện chạy bằng điện thì không được hỗ trợ bộ phận Turbo. Do Turbo tăng áp chỉ phù hợp cho động cơ có sử dụng động cơ đốt trong mà thôi.

7. Tổng kết

Mong rằng những thông tin trên có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về động cơ tăng áp Turbo. Nếu đã hiểu về nguyên lý hoạt động, việc lựa chọn Turbo không có gì đáng lo ngại nữa. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết đến một số địa điểm bán bộ phận này uy tín và người lắp đặt hoặc bảo dưỡng cũng cần có tay nghề nhất định để động cơ được hoạt động tốt nhất. Địa điểm có thể tin tưởng như Callpart.vn sẽ khiến bạn an tâm và tiết kiệm thời gian, công sức tham khảo hơn rất nhiều.


Có thể bạn quan tâm: