Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Sơn xe ô tô là gì? Giá sơn xe ô tô và những lưu ý quan trọng

Một chiếc xe mới và đẹp chắc hẳn là điều mong muốn nhất của chủ xe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi tình trạng va quẹt cũng như do tác động từ yếu tố bên ngoài khiến sơn xe bị xuống cấp. Chính vì điều này giải pháp sơn xe là sự lựa chọn tuyệt vời để phục chế, tân trang lại cho xế cưng.

Hình ảnh minh họa sơn xe ô tô cao cấp

Hình ảnh minh họa sơn xe ô tô 

1. Khi nào nên sơn xe ô tô?

Có thể nói, không gì có thể đẹp mãi mãi và sơn xe ô tô cũng tương tự như vậy. Các vết bẩn, nắng mưa, tiếp xúc khói bụi,...theo thời gian thì lớp sơn cũng phải bị phai màu, nứt nẻ, bong tróc. Với trường hợp quá nặng thì nhiều chủ xe lựa chọn sơn mới lại toàn bộ xe hoặc nếu chỉ bị chút ít thì có thể đánh bóng để lấy lại vẻ đẹp sáng bóng như lúc ban đầu. 

Màu xe cũ hoặc các vết xước nhỏ đều có thể phục hồi bằng cách sơn xe

Màu xe cũ hoặc các vết xước nhỏ muốn phục hồi đều có thể sơn xe 

Ngoài ra, hiện nay cũng rất thịnh hành với một số màu sơn độc đáo, khác biệt với nhà sản xuất ban đầu như màu sơn hợp mệnh, hợp phong thủy,...thì nhiều chủ xe cũng quyết định sơn mới hoàn toàn.

2. Thành phần và cấu tạo sơn xe ô tô là gì? 

  2.1 Keo nhựa

Keo nhựa là thành phần chính trong cấu tạo sơn xe. Màng sơn sẽ được hình thành sau khi phủ lên bề mặt, nó sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn rồi bám chặt khi làm khô. Bên cạnh đó, keo nhựa còn là một số chất hữu cơ có nhiều phân từ tổng hợp và tự nhiên.

  2.2 Bột màu

Nếu muốn màu xe thay đổi theo mong muốn thì không thể thiếu bột màu. Các hạt rắn mịn sẽ tạo cho màng sơn thành các màu sắc khác nhau. Mỗi bột màu sẽ cho màng sơn với màu sắc nhất định để người dùng lựa chọn, mất độ trong suốt.

  2.3 Dung môi

Dung môi dạng lỏng rất dễ bay hơi, một dung môi tốt sẽ đáp ứng được các tiêu chí như: có tốc độ bay hơi hợp lý không quá chậm cũng không quá nhanh. Tạo được độ nhớt nhất định, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùi chấp nhận được.

  2.4 Chất phụ gia

Các chất phụ gia thường rất khó có thể xác định được chính xác như: dung môi, chất tạo màng, bột màu nên chúng được phân loại theo chức năng và mục đích sử dụng để cải thiện tính chất sơn. Điển hình như:  chống lắng, chống tia tử ngoại, phá bọt, phân tán van thấm ướt bột màu,  chống rêu mốc, chống thối,...

Xem thêm:

3. Các kiểu sơn xe ô tô

  3.1 Sơn toàn bộ ô tô 

Sơn toàn bộ ô tô được biết đến là phương pháp mài bốc toàn bộ lớp sơn cũ đi sau đó sơn lại toàn bộ lớp sơn mới chống gỉ tốt hơn. Lớp sơn mới sẽ thường có 4 lớp chuẩn: sơn lót, sơn chống rỉ, sơn bóng và sơn chính. Phổ biến với hai cách sơn là sơn toàn diện khung và sơn ngoài.

Sơn toàn bộ xe khiến xe ô tô mới hoàn toàn

Sơn toàn bộ xe khiến xe mới hoàn toàn 

Những vị trí sơn ngoài thì chủ xe có thể dễ dàng thấy được như phần vỏ ngoài xe còn sơn toàn bộ cả vỏ xe lẫn phần khung, phần khuất bên trong giống như nhà sản xuất làm.

  3.2 Sơn dặm (Sơn vá xe ô tô)

Sơn vá hay còn gọi là sơn dặm ô tô là chỉ sơn lại một vài chi tiết, vị trí hoặc bộ phận nhất định nào đó để khắc phục các vết trầy xước có kích thước nhỏ. Có nhiều người thấy các vết xước nhỏ sẽ nghĩ rất dễ sơn nhưng thật ra độ khó của phương pháp sơn này đòi hỏi phải cao. Bởi người làm cần phải pha đúng màu nguyên bản và phun sơn đúng kỹ thuật để tránh tình trạng không đều màu, bị lốm đốm. 

Xem thêm:

Sơn dặm thường khó sơn hơn sơn toàn bộ bởi các chi tiết rất cần độ tỉ mỉ nhất định

Sơn dặm thường khó sơn hơn sơn toàn bộ bởi các chi tiết cần độ tỉ mỉ nhất định 

4. Các loại sơn xe ô tô

  4.1 Sơn Sikkens

Thương hiệu sơn Sikkens đến từ Hà Lan, được người dùng đánh giá là ào màu dễ và chuẩn. Giá thành cho nước sơn cũng tương đối dễ tiếp cận tại thị trường Việt. Ngoài ra lớp sơn lót khô nhanh, dầu bóng tốt và độ bền cao. Yếu điểm là sơn Sikkens sẽ khó vào màu nhũ hơn sơn Dupont.

Sơn xe thương hiệu Sikkens

Hình ảnh minh họa sơn Sikkens

  4.2 Sơn Dupont

Tại Việt Nam thương hiệu này đã không còn quá xa lạ với nhiều người chơi xe. Xuất xứ từ Mỹ nên được nhiều chủ xe đánh giá là tốt nhất về chất lượng. Ưu điểm dành cho loại sơn này là khi vào màu rất mịn, sáng (kể cả màu nhũ), ít bị đốm hoặc lỗi hoa khi phun. Tuy giá thành có phần cao nhưng với những ưu điểm trên thì hoàn toàn có thể lựa chọn.

Sơn xe thương hiệu Dupont

Hình ảnh minh họa sơn Dupont

  4.3 Sơn R-M

R-M được nhiều người tin dùng bởi thương hiệu xuất xứ cao cấp từ Đức. Với loại sơn này điểm mạnh là độ đánh bóng cao, không mail đơ, thời gian khô nhanh, dấu bóng tốt và bả matit. Giống với sơn Dupont thì sơn R-M cũng có mức giá tương đối cao.

Sơn xe thương hiệu R-M

Hình ảnh minh họa sơn R-M

4.4 Sơn ICI Nexa

Tập đoàn PPG đã cho ra mắt thương hiệu sơn nổi tiếng ICI Nexa. Điểm nổi trội của dòng sơn này là phù hợp được với màu không trong, nhanh vào màu, có dòng sơn gốc nước EHP độ phủ và màu đẹp,tỷ lệ mail đơ 30% – 70%. Khác với 2 loại giá cao ở trên thì loại sơn này có giá tầm trung.

Sơn xe thương hiệu Nexa

Hình ảnh minh họa sơn Nexa

  4.5 Sơn Debeer

Debeer (Valspar) được xuất xứ từ Mỹ với thương hiệu xe của tập đoàn lớn nhất thế giới. Dòng Debeer này đặc biệt không bị mail đơ, màu lên đẹp, bóng, chất lượng và độ xu nhũ cao,...

Xem thêm: Các loại bugi phổ biến, màu sắc bugi, thay bugi

Sơn xe thương hiệu Debeer

Hình ảnh minh họa sơn Debeer

5. Giá sơn xe ô tô trên thị trường

Tùy vào từng khu vực mà giá thành khi sơn có đôi chút thay đổi. Hiện tại giá mà bạn có thể tham khảo như sau:

Giá sơn xe ô tô hatchback cỡ nhỏ

    Sơn cả xe giữ màu cũ
    6.500.000 – 10.000.000 đồng
    Sơn cả xe đổi màu mới
    8.000.000 – 12.000.000 đồng
    Sơn quây cả xe (trừ nóc, capo và cốp)
    5.000.000 – 8.000.000 đồng
    Sơn capo
    600.000 – 800.000 đồng
    Sơn badershock
    500.000 – 700.000 đồng
    Sơn tai xe
    400.000 – 600.000 đồng
    Sơn cánh cửa
    500.000 – 700.000 đồng
    Sơn gương
    100.000 – 300.000 đồng
    Sơn mâm
    200.000 – 400.000 đồng
    Sơn cốp xe
    500.000 – 700.000 đồng

    Giá sơn xe ô tô Sedan


    Sơn cả xe giữ màu cũ
    7.500.000 – 14.000.000 đồng
    Sơn cả xe đổi màu mới
    9.000.000 – 16.000.000 đồng
    Sơn quây cả xe (trừ nóc, capo và cốp)
    6.000.000 – 12.000.000 đồng
    Sơn capo
    650.000 – 850.000 đồng
    Sơn badershock
    600.000 – 800.000 đồng
    Sơn tai xe
    400.000 – 600.000 đồng

    Sơn cánh cửa


    Sơn cánh cửa

    600.000 – 800.000 đồng


    600.000 – 800.000 đồng

    Sơn gương
    150.000 – 350.000 đồng
    Sơn mâm
    250.000 – 450.000 đồng

    Sơn hông



    Sơn cốp xe

    400.000 – 600.000 đồng


    550.000 – 750.000 đồng


    Giá sơn xe ô tô SUV/CUV

    Sơn cả xe giữ màu cũ
    8.500.000 – 15.000.000 đồng
    Sơn cả xe đổi màu mới
    11.000.000 – 17.000.000 đồng

    Sơn quây cả xe (trừ nóc, capo và cốp)

    7.000.000 – 13.00.000 đồng
    Sơn capo
    700.000 – 900.000 đồng
    Sơn badershock
    650.000 – 850.000 đồng
    Sơn tai xe
    450.000 – 650.000 đồng
    Sơn cánh cửa
    650.000 – 850.000 đồng
    Sơn gương
    150.000 – 250.000 đồng

    Sơn mâm


    Sơn hông

    250.000 – 450.000 đồng


    500.000 – 700.000 đồng

    Sơn cốp xe
    650.000 – 850.000 đồng


    Xem thêm: Cốc lọc dầu ô tô là gì? Nên thay khi nào và lưu ý bảo dưỡng đúng cách

    6. Các bước sơn lại xe ô tô chi tiết

    Để quy trình sơn diễn ra thuận lợi ngoài việc lựa chọn thương hiệu sơn, chủ xe còn cần cân nhắc lựa chọn cơ sở sơn xe uy tín để đảm bảo được mức độ tỉ mỉ cao. Thông thường sơn xe sẽ diễn ra 2 bước sau:

      6.1 Làm đồng

    Trước khi sơn kỹ thuật viên cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, tiếp đến là sấy cho lớp nhựa cũ chảy ra để chuẩn bị tạo hình cho các khu vực bị lõm và phục hồi lại hiện trạng xe ban đầu.

    Chà nhám để tăng độ mịn cho sơn xe

    Chà nhám để tăng độ mịn cho sơn 

      6.2 Làm sơn

    Sau bước làm đồng sẽ tiến hành làm sơn theo các bước sau:

    • Bước 1: Tẩy rỉ sét và vệ sinh bề mặt cần sơn.
    • Bước 2: Chà nhám để làm phẳng bề mặt.
    • Bước 3: Tẩy dầu mỡ
    • Bước 4: Sơn lót chống ăn mòn
    • Bước 5: Sấy hồng ngoại, trét đắp Matit
    • Bước 6: Lau bề mặt và che chắn các chi tiết không cần sơn
    • Bước 8: Phun sơn lót, sấy khô
    • Bước 9: Chà lại nhám cho sơn lót
    • Bước 10: Lau bề mặt và che chắn các chi tiết không cần sơn
    • Bước 11: Phun màu, chờ khô 
    • Bước 12: Phun dầu bóng, sấy khô
    • Bước 13: Đánh bóng bằng dụng cụ chuyên dụng
    • Bước 14: Kiểm tra sau khi đánh bóng
    • Bước 15: Giao xe 

    Trong quá trình thực hiện, kỹ thuật viên cần kiểm tra kỹ lưỡng để mang lại độ mịn như mong muốn của chủ xe. Đồng thời cần đối chiếu lại toàn bộ phần sơn xem đã giống như màu sơn cần thực hiện hay chưa để phun cho hài hòa mọi chi tiết.

    7. Có nên sơn phủ gầm xe ô tô

    Gầm xe là vị trí thường xuyên tiếp xúc với chất bẩn do gần với phần mặt đường nhất. Có nhiều người nghĩ vậy nên không phủ sơn, nhưng thực tế khi không được phủ sơn bộ phận dưới gầm sẽ rất nhanh bị rỉ sét và bị ăn mòn nhanh. Phủ sơn phần gầm xe giống như mặc thêm một chiếc áo giáp cho xe khỏi các tác động từ môi trường gây ra và tăng tuổi thọ cho phần gầm duy trì được lâu và bền bỉ hơn.

    Gầm xe ô tô cũng cần phải phủ sơn

    Gầm xe cũng cần phải phủ sơn 

    8. Những lưu ý quan trọng khi sơn xe ô tô

    Trong nhiều trường hợp chủ xe muốn đổi màu sơn, khi đó dịch vụ sơn xe sẽ có bảng màu để chủ xe lựa chọn. Trước khi chọn chủ xe cần xem qua nhiều góc độ anh sáng khác nhau xem có phù hợp với màu mong muốn hay không hãy quyết định lựa chọn. Để hạn chế việc lựa chọn màu hợp mắt nhưng khi hoàn thành lại không được như mong muốn.

    9. Tổng kết

    Dịch vụ sơn xe ngày càng được phổ biến bởi nhu cầu của chủ xe ngày càng tăng. Một địa chỉ uy tín và sử dụng chất liệu sơn cao cấp hiện nay là CallParts mà bạn có thể tham khảo. Khi khó khăn trong việc chọn màu sẽ được kỹ thuật viên tận tình hỗ trợ tư vấn màu phù hợp nhất. Đồng thời, chế độ bảo hành sơn hãng là điều bắt buộc cần khi chủ xe gặp phải vết xước cần phục chế. Cùng đón thêm bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé!

    Ngoài ra, hãy theo dõi ngay Fanpage của Callparts để nhanh chóng cập nhật những khuyến mãi mới nhất!

    Có thể bạn quan tâm: