Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại hộp số xe ô tô

Hộp số sàn hay số tự động? Là một câu hỏi khá phổ biến của một số bạn bắt đầu lựa chọn cho mình dòng xe ô tô phù hợp. Nếu còn đang phân vân thì bài viết này chắc chắn bạn không được bỏ qua. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài thông tin cấu tạo của hộp số ô tô cũng như các nguyên lý hoạt động chi tiết dưới đây:

Hình ảnh minh hoạ hộp số dành xe ô tô

Hình ảnh minh hoạ hộp số xe ô tô 

1. Hộp số cho xe ô tô là gì?

Hộp số cho xe ô tô là bộ phận truyền lực từ động cơ đến hệ dẫn động, nhờ vào sự thay đổi tỷ số truyền từ đó mà mô men xoắn giúp cho bánh xe có thể tăng giảm tốc độ theo ý người lái. Hiện nay có 2 loại gồm: hộp số sàn và số tự động, trong đó hộp số tự động truyền thống được sử dụng phổ biến hơn.

Hộp số sàn tên gọi tiếng Anh là MT - Manual Transmission, loại hộp số này giúp người lái gạt tay để thay đổi tỷ số truyền động, gọi phổ biến là hộp số tay.


Hình ảnh hộp số sàn trên xe ô tô có trên thị trường

Hình ảnh hộp số sàn trên xe ô tô

Hộp số tự động tên gọi tiếng Anh là MT - Manual Transmission, loại này giúp người lái gạt tay để thay đổi tỷ số truyền động bằng cách tự động, không sử dụng cần gạt.

Hình ảnh hộp số tự động dành cho xe ô tô

Hình ảnh hộp số tự động trên xe ô tô 

2. Cấu tạo của hộp số đối với xe ô tô

  2.1 Cấu tạo hộp số sàn

Hộp số sàn được cấu tạo bởi: bánh răng, trục hộp số, bộ đồng tốc, ổ bi, bao bọc vỏ bên ngoài và nắp hộp số.

- Bánh răng: có nhiệm vụ chính làm thay đổi tốc độ quay với các chi tiết khác. 

- Trục hộp số: Hộp số dọc thường có 3 trục: trục sơ cấp - trục trung cấp - trục thứ cấp. Hộp số ngang có 2 trục: sơ cấp và thứ cấp.

- Bộ đồng tốc: Giúp cải thiện tốc độ của bánh răng đồng đều khi gạt số, để giảm tình trạng va đập các bánh răng với nhau. Qua đó, quá trình gạt số của động cơ được trở nên êm ái, dễ dàng hơn.

- Ổ bi: Giúp chuyển hóa ma sát trượt thành ma sát lăn, ngoài ra còn giảm tiếng ồn trong lúc hoạt động, kéo dài tuổi thọ của hộp số. 

Vỏ và nắp hộp số: Giúp bảo vệ khỏi va đập và chứa đựng các chi tiết có bên trong hộp số.

Cấu tạo cơ bản trên hộp số dành cho xe ô tô

Cấu tạo cơ bản trên hộp số xe ô tô

  2.2 Cấu tạo hộp số tự động

Loại hộp số tự động được lựa sử dụng nhiều nhất hiện nay trong một số động cơ có hộp số tự động thủy lực.

- Bộ bánh răng hành tinh: Gồm bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh, bộ phận bánh răng mặt trời kích thước lớn hơn. Bánh răng hành tinh thường được lắp xung quanh bánh răng mặt trời và ăn khớp với nhau. 

- Bộ ly hợp thuỷ lực: Đĩa ma sát với vành đai ăn khớp với nhau, bọc ngoài bộ bánh răng hành tinh và di chuyển theo vành đai.

- Biến mô thủy lực: Có tác dụng truyền mô men xoắn, bắt nguồn từ động cơ đến trục vào hộp số. Bộ phận này nằm giữa hộp số và động cơ.

- Bộ điều khiển điện tử: Được cảm biến để nhận thông tin đầu vào, tiếp đến xử lý và cung cấp nguồn điện đến các van để đóng hoặc mở đường dầu đến các lý hợp. 

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng nước làm mát cho xe ô tô

Một số tên gọi các bộ phận chi tiết có trên hộp số xe ô tô

Một số tên gọi chi tiết có trên hộp số xe ô tô

3. Các nguyên lý hoạt động cơ bản của hộp số ô tô

  3.1 Nguyên lý hoạt động của số tiến

Số tiến có bộ bánh răng hành tinh và bộ ly hợp tương ứng (1, 2, 3, 4, 5). Động cơ được truyền lực đến trục vào hộp số dựa vào biến mô, mô men xoắn từ trục khuỷu. Nếu muốn truyền đến trục ra cần phải đóng lại 2 ly hợp. Dựa vào bảng điều khiển để xe có thể vào số tiến (Số 1 hoặc số 2…). Trong trường hợp chỉ có ly hợp số 2 đóng lại thì xe sẽ ở chế độ số N trung gian.

Phân biệt hộp số ngang & hộp số dọc hình số 1

Phân biệt hộp số ngang & hộp số dọc hình 1

  3.2 Nguyên lý hoạt động của số lùi

Ly hợp số 2 và ly hộp số 5 sẽ được đóng lại khi xe lùi. Vành đai ngoài của bộ bánh răng hành tinh được giữ cố định khi ly hợp số 2 đóng lại. Còn khi ly hợp số 5 đóng lại sẽ cho phép mô men xoắn truyền từ trục biến mô thành trục bánh răng mặt trời. Đối với hộp số tự động sẽ có số tiến là 5 và số lùi là 1.

Phân biệt hộp số ngang & hộp số dọc hình số 2

Phân biệt hộp số ngang & hộp số dọc hình 2

4. Tổng hợp các loại hộp số dành cho xe ô tô

  4.1 Hộp số sàn MT

Loại hộp số sàn MT là loại hộp số cần được điều chỉnh tỷ lệ thông qua việc điều khiển bàn đạp ly hợp kèm theo cần số.

Hình ảnh bộ hộp số sàn MT

Hình ảnh hộp số sàn MT

  4.2 Hộp số tự động AT

Hộp số tự động AT có thể tự động thay đổi tỉ số truyền theo ý người lái cho phù hợp mà không cần phải thực hiện thêm bước chuyển số.

Hình ảnh bộ hộp số tự động AT

Hình ảnh hộp số tự động AT

  4.3 Hộp số vô cấp CVT

Đây là một loại hộp số tự động nhưng có tỉ số truyền biến thiên vô cấp (Tức không phân từng cấp số tự động AT truyền thống). Ở hộp số này có cấu tạo khác so với các loại hộp số trên ô tô khác (Không sử dụng bánh răng mà thay vào đó dùng dây đai và pulley). Có thể nói hộp số vô cấp CVT sử dụng gần giống như hộp số tự động truyền thống.

Xem thêm: Hộp số CVT là gì? Nguyên lý, cấu tạo và ý nghĩa các ký hiệu trên hộp số CVT

Hình ảnh bộ hộp số tự động CVT

Hình ảnh hộp số tự động CVT

  4.4 Hộp số ly hợp kép DCT

Hộp số DCT có 2 loại: hộp số DCT khô và hộp số DCT ướt, kết hợp giữa hộp số sàn và hộp số tự động. Về cấu tạo tương tự như số sàn, nhưng khác ở điểm các bánh răng điều khiển tự động. 

Hình ảnh bộ hộp số ly hợp kép DCT

Hình ảnh hộp số ly hợp kép DCT

  4.5 Hộp số sàn tự động AMT

Hộp số sàn tự động AMT có tên đầy đủ là Automatic Manual Transmission, được cấu tạo giống hộp số sàn truyền thống. Tuy nhiên, lúc chuyển số lại được xử lý tự động và bộ chuyển đổi mô men xoắn thay thế bằng bàn đạp. Hộp số Tiptronic cũng là tên gọi phổ biến của hộp số sàn tự động AMT, sử dụng bởi các hãng như Audi, BMW,...

Hình ảnh bộ hộp số ly hợp kép AMT

Hình ảnh hộp số ly hợp kép AMT

  4.6 Hộp số ly hợp kép DSG

Direct Shift Gearbox là tên chuẩn của hộp số ly hợp kép DSG, cấu tạo giống như hộp số kép DCT. Hộp số ly hợp kép DSG có điểm nổi bật hơn khi lý hợp làm việc thì phần ly hợp còn lại sẽ ngắt. Hãng xe Volkswagen ứng dụng hộp số này cho động cơ của mình bắt đầu từ năm 2003.

Hình ảnh bộ hộp số ly hợp kép DSG

Hình ảnh hộp số ly hợp kép DSG

5. Những vấn đề thường gặp đối với hộp số ô tô

  5.1 Chuyển động giật cục khi sang số, tiếng ồn bất thường

Khi gặp phải vấn đề này có thể do dầu của hộp số xe ô tô bị khô, có gì đó không ổn. Ngoài ra, khả năng cao có chi tiết nào đó trong hộp số gặp trục trặc. Khi gặp cần kiểm tra bộ phận dầu ngay.

Cần gạt vào số không được mượt mà cần được kiểm tra ngay

Cần gạt vào số không được mượt mà nên kiểm tra ngay 

  5.2 Rò rỉ dầu hộp số

Hiện tượng bị rò rỉ dầu trong hộp số được nhận diện dễ dàng thông qua chất lỏng truyền động chuyển thành màu đỏ trong, vết dầu dưới gầm xe nhỏ giọt ra bên ngoài. Đối với lỗi này không nhất thiết phải thay cả hộp số mà bạn có thể nhờ kỹ thuật viên khắc phục để tránh gây thiệt hại lớn về lâu dài.

Xem thêm:

Rò rỉ dầu nhớt rất nguy hại cho động cơ và người lái, vì thế hãy khắc phục một cách nhanh nhất

Rò rỉ dầu nhớt rất nguy hại cho động cơ và người lái, vì thế hãy khắc phục nhanh nhất

  5.3 Có mùi lạ từ hộp số

Nguyên nhân có mùi lạ như khét cho thấy phần bánh răng khả năng cao bị ma sát quá mức hoặc do thiếu dầu nhớt trong hộp số. Nếu cứ tiếp tục sử dụng sai cách thì hộp số có thể dẫn đến cháy nổ rất nghiêm trọng. Vậy nên hãy kiểm tra hộp số định kỳ theo quy chuẩn của hãng.

Đưa xe ô tô ra cơ sở uy tín để kiểm tra nếu thấy mùi hôi xuất phát từ hộp số để tránh tình trạng cháy nổ

Đưa xe ô tô ra cơ sở uy tín để kiểm tra nếu thấy mùi hôi xuất phát từ hộp số để tránh cháy nổ 

  5.4 Hộp số giảm độ nhạy

Các dấu hiệu như giảm số khó hoặc không thể chuyển số, mất đi chức năng của hộp số khiến người lái chuyển số không còn nhạy như trước có thể ảnh hưởng đến an toàn và trải nghiệm khi lại vì vậy nên đưa xe đi kiểm tra để được an toàn hơn.

Hộp số sàn cần được bảo dưỡng theo quy định để tăng tuổi thọ cho các động cơ liên quan

Hộp số sàn cần được bảo dưỡng theo quy định để tăng tuổi thọ động cơ liên quan

6. Hướng dẫn cách bảo dưỡng định kỳ cho hộp số xe ô tô

Bạn nên thường xuyên bảo dưỡng hộp số ô tô để có thể khắc phục nhanh các vấn đề gặp phải mà không phải đột xuất thay thế cấp bách. Hầu hết các hãng xe đều sử dụng loại dầu nhớt riêng, tương thích để động cơ hoạt động một cách tốt nhất. Dù hộp số thuộc dạng cao cấp nhưng không tương thích cũng không được sử dụng, nếu cố tình hoặc không có nhiều kiến thức mà lắp phải thì rất dễ gây cháy nổ.

Cách khoảng từ 40.000 km nên đưa xe ô tô đi bảo dưỡng một lần

Cách khoảng từ 40.000 km nên đưa xe ô tô đi bảo dưỡng

Ngoài ra, khi lái xe bạn cũng có thể cảm nhận được tình trạng sang số có mượt mà hay không để đánh giá tình trạng hiện có của hộp số. Hãy tìm đến những địa điểm phân phối và có kèm kỹ thuật viên giỏi để gửi gắm xế hộp thay thế một cách tối ưu nhất. 

7. Tổng kết

Trên thực tế, hãng xe hay gara bảo dưỡng xe đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và mức độ tin cậy của bạn dành cho cơ sở nào nhất thì sẽ đưa xe đến đó để bảo dưỡng định kỳ. Hi vọng, qua bài viết trên, Callparts có thể giúp  bạn có cái nhìn bao quát hơn về cấu tạo hộp số xe ô tô và nguyên lý hoạt động để nhận ra được những lỗi cần khắc phục. Cùng đón chờ thêm nhiều thông tin hữu ích về các bộ phận khác trên xe ô tô ở bài viết tiếp nhé.

Ngoài ra, để có thể nhận được nhiều khuyến mãi giá tốt sớm nhất bạn có thể theo dõi Fanpage của Callparts!

Có thể bạn quan tâm: