Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Cập nhật mức phạt nồng độ cồn xe ô tô, xe máy và các loại phương tiện khác năm 2023 bạn cần lưu ý

Lái xe sau khi sử dụng rượu bia, đồ uống có nồng độ cồn cao và vượt mức cho phép luôn là vấn đề nóng bỏng thu hút nhiều sự quan tâm của người dân hiện nay. Sau khi luật phòng chống tác hại của rượu bia được ban hành và có hiệu lực cho đến nay đã có nhiều thay đổi, cập nhật cho việc nghiêm cấm sử dụng rượu bia trong khi tham gia lưu thông phương tiện trên đường phố. Ở bài viết dưới đây của Callparts, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và cập nhật những thông tin này nhé!

1. Nồng độ cồn là gì? 

Nồng độ cồn là số đo biểu thị hàm lượng cồn thực phẩm có trong bia, rượu tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được tính bằng số ml ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở nhiệt độ 20°C.

Rượu và bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất thông qua quá trình lên men. Cồn trong rượu bia ở một mức nhất định sẽ làm cho người dùng ở trong trạng thái say xỉn, mất nhận thức, mất phương hướng, gây ảo giác và dễ thấy nhất là sẽ dễ gây tai nạn giao thông trong quá trình tham gia lưu thông trên đường.

2. Có bao nhiêu cách để xác định nồng độ cồn chính xác

Ở thời điểm hiện tại có 2 phương pháp tiến hành xác định nồng độ cồn là: xác định nồng độ cồn trong máu và xác định nồng độ cồn qua khí thở. 

  2.1 Xác định nồng độ cồn qua khí thở 

Trong phương pháp này, người tham gia lưu thông phương tiện xe được cơ quan chức năng, cảnh sát giao thông yêu cầu tiến hành đo nồng độ cồn bằng “máy đo” nồng độ cồn.

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Trong đó:

  • B: Là nồng độ cồn trong hơi thở.
  • C: Là nồng độ cồn trong máu.

Tiến hành kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở thông qua máy đo chuyên dụng

Tiến hành kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở thông qua máy đo

  2.2 Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Content) là chỉ số đo lường được dùng để đo lượng rượu có trong máu của người sử dụng rượu.

Hầu hết khi được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong cơ thể, người tham gia lưu thông phương tiện đều cho rằng việc kiểm tra qua máy đo là chính xác nhưng đó chỉ là phương pháp tiện lợi - cho kết quả tức thời. Nhưng trên thực tế, xác định nồng độ cồn trong máu mới là phương pháp cho ra kết quả chính xác, đầy đủ nhất. 

Nồng độ cồn trong máu được xác định thông qua công thức: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó: 

  • R: hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).
  • A: số đơn vị cồn uống vào (1đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
  • W: cân nặng. 

Xem thêm:

3. Cách nhận biết máy đo nồng độ cồn đúng quy định?

Khi kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở, người tham gia giao thông sẽ được yêu cầu sẽ thổi vào một thiết bị - thiết bị này là máy đo có chức năng ghi nhận nồng độ cồn trong hơi thở, thông qua đó xác định xem người sử dụng phương tiện có hay không có sử dụng chất có cồn như rượu, bia,…


Máy đo nồng độ cồn chuyên dụng

Máy đo nồng độ cồn

Dựa theo các quy định được ban hành hiện nay, những thiết bị sử dụng trong quá trình đo nồng độ hàm lượng cồn trong khí thở phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn kiểm định theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN 107:2012 của Bộ KH-CN về phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở).

Trong đó, thiết bị đo hàm lượng cồn trong khí thở phải có: 

  • Tem kiểm định.
  • Dấu kiểm định.
  • Giấy chứng nhận kiểm định.

Tiêu chuẩn sai số ở các thiết bị đo lường được cho phép sai số 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC với kiểm định ban đầu, hoặc 0.032 mg/l và 0.006% BAC với kiểm định định kỳ. 

Chu kỳ kiểm định các thiết bị đo nồng độ hàm lượng cồn này cũng được quy định 1 lần/năm.

4. Cập nhật mức phạt vi phạm vượt quá nồng độ cồn được quy định

Dưới đây là thông tin cập nhật các mức phạt cho từng phương tiện khi người tham gia lưu thông trên đường có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Mức phạt này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP). 

  4.1 Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô năm 2023

  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở. 
  • Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở. 

  4.2  Mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2023

  • Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở.

  4.3 Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp năm 2023

  • Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng khi người vi phạm có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở.

  4.4 Mức phạt nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dụng năm 2023

  • Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng khi người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở.

Xem thêm:

5. Nồng độ cồn cho phép là bao nhiêu đối với người sử dụng phương tiện giao thông?

Trước đây, mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở. Nhưng ở thời điểm hiện tại,  theo quy định mới nhất để đảm bảo các phương tiện tham gia lưu thông an toàn trên đường cũng như giảm tối đa các vụ việc xảy ra tai nạn giao thông do dùng các chất có cồn thì mức nồng độ cồn cho phép là  0 mg/100ml máu. Như vậy có nghĩa là khi đã sử dụng bia, rượu,.. có cồn trong cơ thể thì tuyệt đối không được không được sử dụng phương tiện tham gia giao thông hoặc nếu có sử dụng dù chỉ một ít thì người sử dụng phương tiện đều sẽ bị xử phạt. 

Không dùng bia rượu khi tham gia giao thông đường bộ

Không dùng bia rượu khi tham gia giao thông

6. Tổng kết

Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, khi điều khiển phương tiện cồn rất dễ làm hệ thần kinh mất kiểm soát, mất nhận thức và phương hướng nên dễ dẫn đến các khả năng người cầm lái gây ra tai nạn giao thông không mong muốn. 

Phía trên là tổng hợp các thông tin về phương thức xác định nồng độ cồn trong cơ thể và các mức phạt hiện hành cho từng loại phương tiện khi tham gia lưu thông. Hy vọng bài viết đã cho bạn đọc những thông tin cũng như kinh nghiệm hữu ích. 

Ngoài ra, hãy theo dõi ngay Fanpage của Callparts, để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về luật ô tô, cách bảo dưỡng xe ô tô, và các loại phụ tùng, phụ kiện cho xế yêu của bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: