Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Góc Camber là gì? Hướng dẫn điều chỉnh góc Camber hợp lý, chuẩn chỉnh

Góc đặt bánh xe là một phần thiết yếu của các phương tiện giao thông hiện nay, các góc đặt bánh xe này giúp xe khi chuyển động sẽ có độ ổn định và kèm theo đó là nhiều chức năng và công dụng khác… Có nhiều loại góc đặt bánh xe khác nhau như: góc Camber, góc Kingpin, góc Caster, góc chụm Toe… Điển hình trong các góc này là góc Camber với những công dụng quan trọng ảnh hưởng đến phương tiện và mặt đường khi tiếp xúc. Hãy cùng tìm hiểu xem góc Camber là gì? và hướng dẫn điều chỉnh góc Camber sao cho hợp lý, chuẩn chỉnh.

1. Góc Camber Là Gì? Hướng dẫn điều chỉnh góc Camber.

  1.1 Góc Camber là gì?

Đây được xem là góc nghiêng của bánh xe khi nhìn từ phía trước của xe. Góc camber này được tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường. Góc này là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường, qua đó ảnh hưởng đến độ hao mòn lốp, độ bám và khả năng điều hướng của xe.

Góc Camber là gì

Góc Camber

Như hình ảnh mô phỏng, phần bánh xe được nghiêng ra ngoài gọi là Camber Dương (+) - Positive Camber, phần bánh xe nghiêng vào trong gọi là Camber âm (-) - Negative Camber. Trong một vài nghiên cứu đã chỉ ra góc Camber có sự thay đổi phụ thuộc vào tải trọng xe cũng như mức độ rung xóc của phương tiện, đặc biệt thời gian sử dụng xe  lâu dài sẽ làm sai lệch góc này.

  1.2 Hướng dẫn điều chỉnh góc Camber.

Theo tính toán, góc camber dương là góc nghiêng bánh xe hướng ra ngoài, góc Camber dương lớn khiến lốp xe bị mòn nhiều ở cạnh ngoài. Góc camber âm là góc nghiêng bánh xe hướng vào  bên trong, góc camber âm lớn dễ khiến lốp xe bị mòn nhiều ở cạnh trong. Vì vậy, phải cân chỉnh góc camber bằng 0.

Việc điều chỉnh góc này cũng phụ thuộc nhiều vào hệ thống treo. Để đảm bảo tính an toàn và sự hiệu quả, lời khuyên của chuyên gia là nên mang xe đến các gara sửa chữa và yêu cầu được điều chỉnh góc camber. Ở gara hoặc các trung tâm sửa chữa, kỹ thuật viên sẽ có đầy đủ vật dụng chuyên dụng để điều chỉnh độ nghiêng bánh xe.

Xem thêm:

Cách điều chỉnh góc Camber hợp lý nhất.

Cách điều chỉnh góc Camber hợp lý.

2. Hướng dẫn phân biệt góc Camber dương và góc Camber âm

  2.1 Góc camber dương

Khi bánh xe trước có góc camber dương, chúng sẽ nghiêng ra ngoài. Điều này tạo nên sự ổn định hơn vì nó sẽ làm xe bị kéo về hai bên. 

Lợi ích tuyệt vời của camber dương là người lái sẽ không cần phải dùng nhiều sức khi điều khiển phương tiện. Ngoài ra, nếu lái xe trên những con đường gập ghềnh hoặc bề mặt không quá bằng phẳng, thì góc camber dương cũng mang đến sự ổn định tốt. Hầu hết các phương tiện di chuyển đều muốn có góc camber dương ở bánh trước.

  2.2 Góc camber âm

Khi bánh xe trước của phương tiện có góc camber âm, nghĩa là bánh xe đang nghiêng vào trong nhiều hơn. Công năng của góc này là để thực hiện quay vòng các góc vì khi đó bánh xe và lốp được định vị tốt hơn.

Nếu lốp và bánh xe được căn chỉnh hoàn hảo với trục thẳng đứng và không có góc khum nào, thì khi ôm cua sẽ khiến các bề mặt tiếp xúc của lốp trước nâng lên khỏi mặt đường. Điều này tạo ra những trải nghiệm rẽ không mượt mà cho người sử dụng phương tiện. Vậy nên đó là lý do tại sao những người sử dụng phương tiện tốc cao hoặc thường ôm cua sẽ điều chỉnh góc camber âm cho bánh trước. 

3. Có những góc đặt nào ngoài Camber?

Để ổn định chuyển động, các phương tiện phải có tính năng chuyển động thẳng và tính năng quay vòng khi xe ôm vòng cua. Vì vậy, các bánh xe phải được thiết lập với một góc nhất định so với mặt đường và hệ thống treo cho từng mục đích cụ thể. 

Thông thường, trên các phương tiện di chuyển hiện nay ngoài góc Camber thì còn có thêm các góc đặt bánh xe như: 

  • Góc đặt Kingpin
  • Góc đặt Caster
  • Bán kính quay vòng
  • Độ chụm

  3.1 Góc đặt Kingpin

Đối với góc Kingpin, thì đây là đường thẳng nối khớp cầu trên với khớp cầu dưới, và tâm quay của bánh xe trước khi quay vô lăng.

Hình ảnh góc Kingpin

Góc Kingpin

Chức năng của góc Kingpin này có thể kể đến như: giảm lực đánh lái, giảm lực phản hồi, tăng độ ổn định khi phương tiện di chuyển trên đường thẳng. 

  3.2 Góc đặt Caster

Góc đặt Caster được xác định qua góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng khi đứng nhìn từ cạnh xe. Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì gọi là góc Caster Dương (+), còn trục nghiêng về phía trước thì gọi là góc Caster  m (-).

Góc đặt Caster âm và Caster dương

Góc đặt Caster âm và dương

Góc đặt caster này ảnh hưởng đến độ ổn định khi phương tiện di chuyển trên đường thẳng, còn khoảng caster thì lại ảnh hưởng đến tính năng trả lái bánh xe sau khi chạy trên đường vòng. Nếu các bánh xe có góc caster dương lớn thì độ ổn định trên đường thẳng tăng lên nhưng lại khó khi chạy trên đường vòng.

  3.3 Bán kính quay vòng

Để hiểu chính xác thì bán kính quay vòng của phương tiện là góc quay của một trong các bánh trước khi quay vô lăng.

Bánh trước bên trong và bên ngoài quay với một góc khác nhau sao cho chúng vẽ nên những vòng tròn có tâm trùng nhau, điều này nhằm để đảm bảo tính năng quay vòng của phương tiện. 

Hình ảnh minh hoạc bán kính quay vòng

Bán kính quay vòng 

  3.4 Độ chụm

Phương tiện khi nhìn từ phía trên, cả hai bánh trước thường hướng vào bên trong. Trạng thái này được gọi là “Độ chụm trong” và nó sẽ giúp cho phương tiện di chuyển thẳng. Còn gọi là “Độ chụm ngoài”, đối với bánh trước khi hướng ra ngoài. 

Hình ảnh minh họa độ chụm của phương tiện

Độ chụm của phương tiện

Góc đặt quan trọng này nhằm giảm đi độ mài mòn của lốp trong quá trình vận hành trên đường. Bên cạnh đó, độ chụm cũng giúp phương tiện duy trì trạng thái chuyển động ổn định.

Xem thêm: 

4. Câu hỏi thường gặp

  4.1 Điều chỉnh góc camber như thế nào cho hợp lý?

Để có được tính an toàn cao và sự hiệu quả, khi muốn điều chỉnh góc camber này thì người dùng nên mang phương tiện đến các cơ sở sửa chữa để được các chuyên viên kỹ thuật đo lường và tính toán sao cho phù hợp với hiện trạng sử dụng. Do vấn đề điều chỉnh góc camber phụ thuộc tương đối vào hệ thống treo của phương tiện. 

Căn chỉnh cho góc Camber hợp lý

Căn chỉnh góc Camber hợp lý

  4.2 Góc camber tác động như thế nào đến việc lái xe?

Các phương tiện khi di chuyển có thể bị lệch đi góc đặt bánh xe do điều kiện đường xá không ổn định, các trục trặc liên quan đến những chi tiết trong hệ thống treo của xe,... Việc sai lệch các góc đặt bánh xe diễn ra từ từ và không ảnh hưởng tức thì nên vấn đề này không được để tâm đúng mức khi bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.

Các ảnh hưởng khi sai lệch góc Camber

Ảnh hưởng khi sai lệch góc Camber

Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời, những sai lệch này sẽ dẫn đến những tác hại: lốp bị mòn không đều, phương tiện không ổn định khi di chuyển, bánh xe bị rung lắc,... 

Trong đó, bánh xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường cũng như nâng đỡ toàn bộ tải trọng của phương tiện, nên khi góc camber sai lệch sẽ tác động đến tuổi thọ, độ êm và khả năng vận hành của lốp xe. 

Lốp xe ô tô khi góc camber sai lệch.

Lốp xe khi góc camber sai lệch.

Mỗi dòng xe khi sắp xuất xưởng đều được nhà sản xuất lắp ráp dựa trên một bộ thông số chuẩn về các góc đặt bánh xe. Khi các góc này bị sai lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người dùng. Vì vậy việc hiểu nguyên lý và kiểm tra các góc đặt bánh xe là rất quan trọng.

5. Tổng kết

Bằng mắt thường rất khó để xác định được góc camber cũng như các góc đặt bánh xe đã chuẩn hay còn đang sai lệch. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển, người dùng nên thực hiện kiểm tra và điều chỉnh các góc đặt bánh xe mỗi năm một lần. Việc này không chỉ giúp phòng ngừa các tai nạn nguy hiểm đang tiềm tàng mà còn gia tăng tuổi thọ và độ êm của lốp xe.

Trên đây là tổng hợp những thông tin của CallParts về góc Camber cũng như các góc đặt bánh xe khác, hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. 

Ngoài ra, hãy theo dõi ngay Fanpage của Callparts để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về luật giao thông, cách bảo dưỡng ô tô, phụ tùngphụ kiện cho xe ô tô bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: