Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

ESP là viết tắt của chữ gì? Cách nhận biết hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô

Dù đã trở nên phổ biến ở các nước châu âu nhưng ESP - hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô vẫn còn khá lạ lẫm ở Việt Nam, nhất là những người chưa sở hữu cho mình chiếc xế nào. Vậy ESP là gì? ESP dùng để làm gì và nguyên lý hoạt động của ESP như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Hệ thống cân bằng điện tử cho xe ô tô

Hệ thống cân bằng điện tử xe ô tô

1. Sơ lược về ESP - hệ thống cân bằng điện tử

  1.1. ESP là viết tắt của chữ gì?

Để trả lời cho câu hỏi ESP là gì thì trước tiên, chúng ta đi vào giải nghĩa chữ viết tắt của ESP. Theo đó, ESP là viết tắt của chữ Electronic Stability Program. Đây được xem là một hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô mà một người lái xe cần biết. Cụ thể là những trường hợp như: xe chạy tốc độ cao, tránh vượt chướng ngại vật một cách đột ngột…nhờ hệ thống này mà tài xế ổn định tay lái hơn để không bị thiếu lái, thừa lái hoặc mất lái. Từ đó, giúp xe di chuyển mượt mà hơn. 

  1.2. ESP dùng để làm gì?

Sau khi tìm hiểu ESP là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vai trò của ESP, hay nói đúng hơn là ESP dùng để làm gì? Như đã nói ở trên, ESP giúp cho quá trình vận chuyển của tài xế được ổn định và cải thiện hơn. Vì sao lại nói như vậy? 

  • Thứ nhất, ESP được biết đến với sự kết hợp nhuần nhuyễn với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Sự kết hợp này giúp tài xế ổn định tay lái trong trường hợp vừa phanh gấp vừa tránh các chướng ngại vật ngột ngột để không bị mất lái.  
  • Thứ hai, ESP còn kết hợp với hệ thống ASR để giảm thiểu tình trạng trượt của bánh xe khi di chuyển với tốc độ cao. 
  • Thứ ba, ESP và hệ thống EBR kết hợp lại với nhau để đảm bảo an toàn khi di chuyển, đồng thời giúp di chuyển một cách ổn định.
  • Thứ tư, ESP cộng hưởng với hệ thống TCS để hỗ trợ kiểm soát lực kéo cũng như giúp xe có thể chống trượt khi di chuyển. 

ESP kết hợp với các hệ thống khác đề tài xế di chuyển ổn định trên đường

ESP kết hợp với các hệ thống khác đề tài xế di chuyển ổn định

Nhìn chung, ESP giữ vai trò quan trọng để giúp ô tô không bị tình trạng văng đầu - văng đuôi khi xe di chuyển những khúc cua đột ngột hay gặp chướng ngại vật đột ngột. Đó là lý do hệ thống này ngày càng trở nên phổ biến với tất cả dòng xe, từ đô thị cho đến các dòng cao cấp, để giúp tài xế có một lộ trình an toàn khi di chuyển. Đặc biệt là kiểm soát tay lái của mình những nơi địa hình khắc nghiệt, hiểm trở như: bùn lầy, khúc khuỷu, những khúc cua gấp hay chướng ngại vật xuất hiện đột ngột…

  1.3. Nguyên lý hoạt động của ESP trên xe ô tô

Sau khi tìm hiểu ESP là gì và biết được vai trò của hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô, Callparts sẽ hướng dẫn bạn nguyên lý hoạt động của hệ thống này. 

Đầu tiên, ESP sẽ thu các tín hiệu từ các cảm biến như: cảm biến tốc độ ở trong từng chiếc bánh xe, cảm biến xác định được tọa độ trọng tâm, cảm biến góc lái…để nhận biết được tốc độ di chuyển, sau đó xác định hướng lái của tài xế. 

Sau đó, những tín hiệu này sẽ được phát về hộp ECU điều khiển ESP, tiếp tục đi xuống bộ thủy lực để kiểm soát áp suất dầu phanh ở dưới 4 bánh xe. 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESP dành cho xe ô tô

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESP

Để bạn dễ hiểu hơn, bạn có thể nhìn vào ví dụ minh họa ở hình ảnh trên. Trong lúc di chuyển, xe gặp chướng ngại vật đột ngột, vì vậy người lái phải tránh ngay bằng cách đánh lái gấp qua bên phải. Vì vậy, lúc này cảm biến góc lái và cảm biến tốc độ ở dưới 4 bánh xe sẽ phát tín hiệu để cơ quan đầu não ECU hiểu và xử lý kịp thời. Ngoài ra lúc này, cảm biến trọng tâm sẽ phát tín hiệu thiếu lái và có thể có nguy cơ văng đầu để tài xế kiểm soát tay lái của mình bằng cách điều chỉnh phanh bánh xe phía sau. Chưa dừng lại ở đó, xe phải trả lái về nhanh sau khi đánh lái về phía bên phải để tiếp tục đi thẳng tuyến đường. Để giúp xe thăng bằng, cơ quan đầu não ECU sẽ điều chỉnh phanh bánh xe phải phía trước sau khi nhận được tín hiệu từ cảm biến trọng tâm. 

 Bên cạnh đó, trong những trường hợp xe đổ đèo với tốc độ cao, để xe không bị mất kiểm soát, ESP sẽ giúp xe kiểm soát cấp số để giữ xe luôn cân bằng và ổn định. Đồng thời tăng độ bám để xe có thể di chuyển an toàn. 

  1.4. Tính năng cân bằng điện tử - ESP là gì trên ô tô?

Tính năng cân bằng điện tử - ESP trên ô tô là kiểm soát các hoạt động ô tô của bạn. Ví dụ như: gia tốc vận hành, tính toán góc đánh lái, cảm biến góc quay, tác động lực phanh để xe không bị mất lái. Tính năng cân bằng điện tử ESP phối hợp với các tính năng các đề tài xế có thể đảm bảo an toàn trên quá trình vận chuyển. 

Xem thêm:

2. Đèn cảnh báo EPS là gì? 

Thông thường, các xe ô tô đều được trang bị đèn cảnh báo EPS. Đây là tín hiệu để biết hệ thống tay lái của bạn đang có vấn đề. Ví dụ, khi đèn cảnh báo xuất hiện với tình trạng nặng lái thì rất có thể cụm mô tơ điện của bạn đã bị hỏng. Còn trong trường hợp chỉ xuất hiện đèn cảnh báo mà không nặng lái thì có thể cảm biến góc lái của chiếc ô tô đó đã bị sai lệch. Điều cần làm ra đến Garage để thay thế cảm biến góc lái để xe của bạn di chuyển mượt mà hơn. 

Thông thường, khi đèn nhấp nháy có nghĩa là hệ thống kiểm soát lực kéo đã can thiệp để bạn biết được bánh xe đã trượt. Còn đèn sáng liên tục thực chất là do ESP đang không hoạt động. Có thể bạn đã vô tình tắt đi và chỉ cần khởi động lại là có thể thực hiện các thao tác của mình. 

Hệ thống đèn cảnh báo ESP trên xe ô tô

Hệ thống đèn cảnh báo ESP

3. Hướng dẫn nhận biết hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô

Tùy vào dòng xe mà hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô nằm ở vị trí khác nhau, thông thường sẽ được đặt trên bảng điều khiển hoặc vô lăng. Đa số ô tô đều thiết kế ký hiệu của hệ thống dưới dạng nút bấm, in hình chiếc xe hơi với 2 vết lằn bánh.

Khi ESP hoạt động sẽ sáng đèn bên phải và khi tắt sẽ sáng đèn bên trái. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào dòng xe và hãng xe. Một số ô tô sẽ tự động bật ESP khi khởi động, người lái cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng xe để lưu ý tắt ESP khi không cần thiết.

Ký hiệu hệ thống cân bằng điện tử ESP trên xe ô tô

Ký hiệu hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô

4. Câu hỏi thường gặp

  4.1. ESP trên xe máy là gì? Khác với ESP trên ô tô thế nào?

Khác với ESP trên ô tô, ESP của xe máy không phải là hệ thống cân bằng điện tử mà là một công nghệ với chức năng hoàn toàn khác do hãng Honda sáng chế. Vậy thì trên xe máy, ESP là gì?

Được áp dụng trên các dòng tay ga đời mới, Honda lắp đặt một động cơ độc quyền nhằm tăng độ mạnh và bền cho xe, tiết kiệm lên tới 55% mức nhiên liệu so với các dòng xe đời cũ. 

Nút khởi động và ký hiệu eSP dành cho xe máy

Nút khởi động và ký hiệu eSP trên xe máy

Động cơ này tên là eSP (enhanced Smart Power) có công dụng giúp xe khởi động và vận hành êm ái hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Động cơ eSP trên xe máy được thiết kế dưới dạng nút gạt 2 đầu, ký hiệu “IDLING - IDLING STOP” và có chức năng tự ngắt tạm thời nhằm bảo toàn nhiên liệu. 

Xem thêm:

4.2. Khi nào cần tắt cân bằng điện tử - ESP?

Trong một vài trường hợp đặc thù, người lái cần chú ý tắt ESP để có một lộ trình an n như:

    4.2.1.Khi đi vào địa hình bùn lầy

Hệ thống ESP hỗ trợ rất tốt khi chạy tốc độ cao trên bề mặt đường láng, cho nên ESP sẽ khá vô dụng trong trường hợp xe đi vào vùng bùn lún. Những lúc này, bánh dẫn động dễ bị quay trơn, ESP có thể kích hoạt chức năng tự động hãm bánh xe khiến xe càng khó thoát hiểm.

Tắt cân bằng điện tử để tăng độ bám và lực kéo cho bánh xe ô tô

Tắt cân bằng điện tử để tăng độ bám và lực kéo cho bánh xe

    4.2.2. Khi đi vào địa hình phức tạp

Trong trường hợp xe đi vào đường mòn gồ ghề, bánh xe cần một lực rất lớn để di chuyển trên bề mặt sỏi đá. Nếu không kịp thời tắt cân bằng điện tử có thể khiến động cơ giảm công suất và bị kẹt lại giữa địa hình. 

    4.2.3. Khi cần drift xe

Drift là một kỹ thuật bẻ cua gấp ở tốc độ cao. Người lái tạo góc trượt bánh sau lớn hơn bánh trước để trượt dài trên mặt đường trong khi bánh trước xoay ngược chiều với góc cua. 

Kỹ thuật này yêu cầu tắt ESP vì hệ thống cân bằng điện tử có thể tự động kích hoạt phanh khi xe trượt bánh, khiến xe bị lật gây nguy hiểm.

  4.3. Có thể lắp thêm cân bằng điện tử cho ô tô được không?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hỗ trợ xe ô tô chạy ở tốc độ cao an toàn.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hỗ trợ xe chạy ở tốc độ cao an toàn.

Hiện tại, hầu hết các dòng xe đời mới đều được lắp đặt ESP, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên ở các đời xe cũ hoặc giá rẻ lại không được cài hệ thống này, dẫn tới việc nhiều người có ý định muốn tìm nơi lắp thêm ở bên ngoài.

Điều này là không thể. Bởi vì hệ thống cân bằng điện tử rất phức tạp. ESP không hoạt động riêng lẻ mà còn kết nối với nhiều động cơ khác nhau như chống bó cứng phanh, phân bố lực phanh hoặc kiểm soát lực kéo,... nhằm tối ưu khả năng điều khiển phanh xe của người lái. 

Thậm chí, ESP còn kiểm soát cả hệ thống mô men xoắn và rất nhiều thiết bị khác mà chỉ nhà sản xuất mới biết được. Vì thế, hệ thống phải được lắp đặt ngay trong khâu sản xuất để không xảy ra các sơ sót đáng tiếc.

Bên cạnh đó, thiết kế mỗi chiếc xe là khác nhau tùy theo hãng và thế hệ, cho nên các kỹ sư bên ngoài không thể can thiệp vào để tự lắp ESP cho người lái được.

5. Tổng kết

Trên đây là những thông tin  tổng  hợp về hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô. Callparts hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được ESP là gì và nguyên lý hoạt động của chúng để có cách xử lý kịp thời. Từ đó sẽ giúp tài xế có một lộ trình đảm bảo an toàn và ổn định. 

Đừng quên theo dõi Fanpage của Callparts để cập nhật nhiều tin tức về công nghệ và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn về phụ tùng ô tô, bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: