Tìm phụ tùng theo mã
Tìm phụ tùng theo loại xe

Tổng hợp kinh nghiệm lái xe đêm đáng lưu tâm cho các bác tài

So với lái xe vào ban ngày, những chuyến xe đêm sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị hơn. Thời tiết thoáng đãng, mát mẻ, ít xe cộ lưu thông trên đường giúp cho việc lái xe trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lái xe đêm cũng có rất nhiều những nguy hiểm tiềm tàng. Hãy cùng CallParts tìm hiểu xem những bác tài cần phải lưu ý điều gì khi lái xe vào ban đêm nhé. 

1. Những nguy hiểm tiềm tàng khi lái xe ban đêm

  1.1. Bị chói mắt bởi đèn pha xe chạy ngược chiều

Mặc dù đã có quy định cụ thể về việc sử dụng đèn chiếu xa khi tham gia giao thông nhưng vẫn có nhiều người vô tình hoặc cố tình sử dụng đèn pha khi chạy ở khu dân cư, đô thị đông người. Điều này sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tài xế lái xe đêm vì bị chói mắt nếu đèn pha của xe đang chạy ngược chiều chiếu thẳng vào mặt. Việc chói mắt sẽ khiến cho tài xế không thể nào xử lý được những tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông. 

Hơn thế nữa, nhiều người còn “độ” đèn cho xe làm tăng cường độ của ánh sáng. Những loại đèn này hoàn toàn sai quy định của pháp luật vì có ánh sáng rất mạnh, không tập trung chiếu sáng vào điểm cụ thể như đèn xe thông thường, thay vào đó nó thường tán xạ rất rộng và ảnh hưởng đến nhiều xe đang chạy ngược chiều. 


Bật đèn chiếu xa ở những khu đông dân cư, khu đô thị sẽ gây nguy hiểm cho những xe ô tô lưu thông theo hướng ngược lại

Bật đèn chiếu xa ở những khu đông dân cư, khu đô thị sẽ gây nguy hiểm 

cho những xe lưu thông theo hướng ngược lại

  1.2. Xe đỗ bên đường không để đèn báo

Khi lái xe đêm, nếu tài xế không tập trung quan sát cẩn thận thì sẽ khó nhận ra những xe đang đỗ bên đường nhưng lại không bật đèn báo hiệu. Trong điều kiện không đủ ánh sáng ban đêm, nếu phát hiện quá muộn những xe đang dừng bên đường thì dễ dàng gây nên các vụ tai nạn xe thương tâm vì tài xế không đủ thời gian để xử lí tình huống. 

  1.3. Người hoặc phương tiện bất ngờ băng ngang đường

Tài xế lái xe ban đêm cần chú ý những người, vật nuôi, phương tiện băng qua đường đột ngột https://cartimes.tapchicongthuong.vn/images/20/8/21/lai_xe_ban_dem_2.jpg 

Một lí do khác khá phổ biến gây nên những vụ tai nạn xe vào ban đêm là người, phương tiện hoặc thậm chí là vật nuôi băng sang đường đột ngột. Dù người lái xe có kịp thời quan sát được thì cũng phải đổi hướng di chuyển của phương tiện để tránh những người, vật và phương tiện này. Việc đổi hướng bất ngờ sẽ gây nguy hiểm cho bản thân tài xế và những phương tiện đang tham gia giao thông. Trong trường hợp tệ hơn thì tài xế không thể xử lí được tình huống kịp thời và gây ra tai nạn giao thông. ​​

  1.4. Người lái buồn ngủ, không tập trung được

Những tài xế lái xe đường dài thường mất ngủ trầm trọng, trong điều kiện thiếu ánh sáng như ban đêm, nếu không được ngủ đủ 8 tiếng trước khi lái xe đường dài, tài xế sẽ dễ dàng buồn ngủ hoặc không tập trung được. Thời tiết ban đêm thường se lạnh và thoáng mát hơn so với ban ngày cũng khiến cho người điều khiển phương tiện rơi vào trạng thái muốn đi ngủ. 

Không tập trung và buồn ngủ sẽ làm cho người lái xe không phát hiện sớm những vật cản trên đường nên dễ gây ra tai nạn giao thông. Ngủ quên được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn giao thông vào ban đêm. 

  1.5. Gặp đường xấu hoặc thời tiết xấu

Khi lái xe ban đêm trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa lớn hoặc xuất hiện sương mù thì người tài xế phải đề cao cảnh giác vì đây là nguyên nhân lớn gây ra tai nạn xe. 

Sương mù sẽ thường xảy ra vào sáng sớm hoặc đêm khuya nên tài xế có thể tránh những thời điểm này. Trời mưa lớn cũng sẽ khiến cho đường trở nên trơn trượt hơn và dễ gây nên tai nạn nếu điều khiển xe ở tốc độ cao khi đi vào khúc cua hoặc phải phanh đột ngột. 

Xem thêm:

Hình ảnh lái xe ô tô ban đêm: Lái xe trong điều kiện trời mưa to vào ban đêm rất nguy hiểm

Hình ảnh lái xe ban đêm: Lái xe trong điều kiện trời mưa to vào ban đêm rất nguy hiểm

2. Kinh nghiệm đáng lưu tâm khi lái xe ban đêm

  2.1. Đặt cảnh giác ở mức tối đa khi lái xe ô tô

     2.1.1. Hãy bật đèn lên ngay khi bạn cảm ánh sáng không đủ

Nếu bạn cảm thấy trời đang dần tối đi và tầm nhìn của bạn bị hạn chế, hãy bật đèn pha lên ngay để duy trì khả năng quan sát bình thường. Điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy các phương tiện khác mà còn giúp các xe khác dễ dàng nhận ra xe của bạn.

Hãy bật đèn xe ô tô ngay sau khi bạn thấy điều kiện ánh sáng không đủ và tầm nhìn bị hạn chế

Hãy bật đèn xe ngay sau khi bạn thấy điều kiện ánh sáng không đủ và tầm nhìn bị hạn chế

     2.1.2. Hãy đi chậm lại khi lái xe ban đêm

Tài xế lái xe đêm nên đi với tốc độ chậm hơn để đảm bảo sự an toàn. Thậm chí ở trên những đoạn đường cao tốc với  ánh sáng khá tốt thì tầm nhìn vẫn kém hơn so với ban ngày. Do đó, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra với những tình huống bất ngờ vào ban đêm, bạn nên giữ một tốc độ vừa phải và trong tầm kiểm soát của bạn. 

     2.1.3. Hãy đề cao cảnh giác với những tài xế say xỉn hoặc đang mệt mỏi

Vào ban đêm, tỉ lệ tài xế lái xe khi đã có rượu bia hoặc mệt mỏi sẽ tăng hơn bốn lần so với ban ngày. Trong những trường hợp này, khả năng tập trung và kiểm soát vấn đề của tài xế sẽ giảm đi đáng kể và dẫn đến lái xe nhanh hơn, chạy sai làn đường. Bởi vậy, nếu bạn nhận thấy có những xe đang di chuyển bất thường vào ban đêm, hãy cho xe chạy chậm lại vào lề bên phải để cung cấp đủ khoảng trống và an toàn nếu họ có ý muốn vượt xe của bạn. 

  2.2. Cải thiện tầm nhìn khi lái xe

     2.2.1. Đảm bảo đèn pha, gương và kính chắn gió của bạn ở trạng thái tốt nhất

Đèn pha là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn khi lái xe đêm. Vì vậy, nếu anh bạn này không hoạt động ở trạng thái tốt nhất thì khả năng gặp nguy hiểm của bạn sẽ cao hơn. Hãy cố gắng lau chùi đèn pha của bạn một cách thường xuyên để chúng có thể chiếu sáng ở mức cao nhất. 

Bạn cũng cần giữ cho kính chắn gió và gương của xe sạch sẽ. Không nên dùng tay để lau chùi những bộ phận này vì dấu tay của bạn sẽ là thủ phạm làm mờ và hạn chế tầm nhìn. Nên dùng các loại khăn mềm và chuyên dụng để lau chùi chúng.

     2.2.2. Sử dụng các loại đèn phù hợp với những tình huống cụ thể

Việc bật và tắt các loại đèn xe ô tô một cách phù hợp là rất quan trọng khi lái xe ban đêm

Việc bật và tắt các loại đèn xe một cách phù hợp là rất quan trọng khi lái xe ban đêm

Xe của bạn thường được trang bị đầy đủ các loại đèn để sử dụng trong những trường hợp khác nhau. 

Đèn pha là đèn có cường độ ánh sáng cao nhất, giúp tài xế quan sát được những phương tiện, chướng ngại vật ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, sử dụng đèn pha không phù hợp sẽ làm chói mắt những xe đang đi ngược chiều, đặc biệt là vào ban đêm. 

Đèn chiếu gần là đèn được dùng để quan sát ở cự li ngắn từ 3-5m. Thiết kế của đèn sẽ giúp ánh sáng tụ lại và bám đường tốt. Tuy nhiên, khi di chuyển ở tốc độ cao, đèn chiếu gần không cung cấp đủ tầm nhìn và khiến cho tài xế khó xử lí được những tình huống bất ngờ. 

Đèn sương mù phát ra ánh sáng màu vàng và được lắp dưới gầm của ô tô. Trong điều kiện thời tiết nhiều sương mù thì bạn cần bật đèn lên để hỗ trợ tầm nhìn tốt hơn. 

Việc bật và tắt các loại đèn của xe thích hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo tầm nhìn và không làm ảnh hưởng đến những xe đang lưu thông ngược chiều với bạn. 

     2.2.3. Những tài xế có đeo kính cần sử dụng lớp chống phản chiếu

Khi đeo những loại kính thông thường thì các loại đèn xe có thể làm cho người đeo kính bị chói mắt, làm nhoè mắt và hạn chế tầm nhìn nghiêm trọng. Do đó, bạn cần dùng thêm một lớp chống phản chiếu để làm giảm các hiện tượng trên và đảm bảo an toàn khi lái xe. 

  2.3. Cải thiện chỗ lái thoải mái nhất

Cải thiện chỗ lái thoải mái giúp bạn giảm bớt mệt mỏi và tăng khả năng tập trung rất cao

Cải thiện chỗ lái thoải mái giúp bạn giảm bớt mệt mỏi và tăng khả năng tập trung

Để đảm bảo an toàn khi lái những chuyến xe đêm, tài xế cần cải thiện chỗ lái sao cho thoải mái nhất. Độ cao của ghế cần điều chỉnh phù hợp với chiều cao và thói quen của tài xế. Nếu độ cao ghế không phù sẽ khiến người điều khiển phương tiện dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi cũng như hạn chế tầm nhìn. Bơm lưng cũng cần được điều chỉnh phù hợp với tư thế và cột sống của người lái nhằm tạo cảm giác thoải mái và bảo vệ cột sống khi lái xe lâu dài. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những sản phẩm tựa đầu có chất liệu mềm, thoải mái nhằm tránh ảnh hưởng đến cổ và vai gáy. 

  2.4. Hãy tạm dừng nghỉ ngay nếu buồn ngủ

Nếu bạn nhận ra mình có dấu hiệu mệt mỏi khi đang lái xe đêm, hãy tìm một trạm dừng gần nhất để nghỉ ngơi hoàn toàn trước khi tiếp tục hành trình. Tránh lạm dụng chất kích thích, thuốc hoặc nước tăng lực để duy trì sự tỉnh táo. Mặc dù cách này có thể giúp ích cho bạn ngay tức thời nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu dùng trong thời gian dài và mất kiểm soát. 

  2.5. Sử dụng đèn chế độ pha/cos hợp lý

Khi điều khiển phương tiện ở những nơi đông người, bạn phải sử dụng đèn chiếu gần (đèn cos) để quan sát phương tiện và vật thể phía trước, đồng thời tránh làm loá mắt người đi đường và tài xế của những phương tiện khác. 

Còn khi di chuyển trên những đoạn đường cao tốc hoặc khi ít xe cộ lưu thông thì lái xe có thể dùng chế độ đèn chiếu xa (đèn pha) để quan sát ở cự li xa và rộng hơn. Ở những đoạn đường trên quốc lộ không có dải phân cách thì bạn nên sử dụng đèn pha, nếu có xe di chuyển ngược chiều thì chuyển sang đèn cos. 

Khi bạn di chuyển đường xa thì cần sử dụng qua lại hợp lí giữa đèn pha và đèn cos để giúp mắt không bị quá tải. 

Xem thêm:

Cần chuyển đổi qua lại giữa đèn pha và đèn cos một cách hợp lý khi lái xe ô tô đêm

Cần chuyển đổi qua lại giữa đèn pha và đèn cos một cách hợp lý khi lái xe đêm

  2.6. Giữ tốc độ và khoảng cách an toàn

Giữ khoảng cách an toàn là điều rất quan trọng khi lái xe, đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm. Thời tiết ban đêm khá dễ chịu và đường thì vắng nên nhiều lái xe sẽ có xu hướng chạy với tốc độ cao hơn. Trong khi đó, tầm nhìn ban đêm lại hạn chế hơn rất nhiều so với ban ngày. Nếu không giữ được khoảng cách hợp lí với các phương tiện đang di chuyển cùng chiều thì sẽ rất nguy hiểm nếu như có tình huống bất ngờ xảy ra. 

  2.7. Nên vệ sinh sạch kính lái, chóa đèn

Để giữ cho tầm nhìn ở mức tốt nhất và giảm các tình trạng chói mắt khi lái xe đêm thì cần vệ sinh kính lái thường xuyên. Nếu kính lái bị mờ hoặc trầy xước thì phải đánh bóng hoặc thay thế kính càng sớm càng tốt. 

Bạn cũng phải vệ sinh đèn pha của ô tô theo định kỳ và kiểm tra xem ánh sáng phát ra có bị yếu hoặc bị lệch không để điều chỉnh hoặc thay mới đúng lúc. Nếu choá đèn pha của bạn bị mờ thì nó cần được đánh bóng để choá đèn trong hơn. 

3. Tổng kết

Để có được những chuyến xe đêm an toàn, người điều khiển phương tiện cần đảm bảo xe ở trạng thái tốt nhất trước khi khởi hành và nắm vững những lưu ý cần thiết khi phải lái xe trong điều kiện thiếu sáng. Với bất kỳ sự cẩu thả nào cũng có thể để lại những hậu quả đáng tiếc. Chúc bạn sẽ có những chuyến xe đêm đầy thú vị. 

Hy vọng những chia sẻ của CallParts sẽ giúp cho các bác tài mới có thêm những kiến thức bổ ích khi lái xe đêm. Hãy theo dõi Fanpage CallParts để cập nhật những thông tin mới nhất về luật ô tô, kinh nghiệm lái xe, cách bảo dưỡng xe, phụ tùng ô tôphụ kiện xe ô tô nhé!

Có thể bạn quan tâm: